Thứ
nhất. Học rộng
Phần lớn chúng ta khi mới bắt đầu học một ngoại ngữ
nào đó thường cố gắng đạt đến sự hoàn hảo ngay từ khi bắt đầu là cố gắng học
thuộc 100% từ mới, phát âm chuẩn 100%, nhớ 100% ngữ pháp…
Theo quan điểm của mình là không cần thiết phải học như vậy khi mới bắt
đầu.
Việc học chính xác 100% sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thay
vì dành 10h thời gian học thuộc 1 bài 100% thì dành 10h để học 2 bài mỗi bài
thuộc 80% sẽ tốt hơn.
Thứ 2 .Học từ tổng hợp tất cả các loại giáo
trình
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi nhiều và nản khi nghĩ đến
việc mình phải học cùng 1 lúc tới 3-4 quyển sách. Nhưng thực tế đó lại là cách
thức học tập hiệu quả, vì:
– Mặc dù có nhiều sách khác nhau, nhưng tất cả thuộc
cùng 1 hệ thống và chung một khối lượng kiến thức. Từ vựng, ngữ pháp… của các
sách là gần như giống nhau. Ví dụ bạn học từ mới và ngữ pháp của bài 1, thì bạn
có thể đọc được và làm được bài tập bài 1 của tất cả các sách.
–Việc làm nhiều
loại bài tập khác nhau sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn. Bạn chỉ cần học
qua từ vựng và ngữ pháp, sau đó làm hết các bài tập thực hành là bạn sẽ thấy
mình nhớ rất kỹ.
– Việc học tổng hợp từ nhiều sách khác nhau giúp các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng tốt hơn và được bổ trợ lẫn nhau.
Thứ
3. Học Từ mới & Ngữ pháp
1.
Học từ mới:
Nguyên tắc: Nghe, nhắc lại và viết.
– Mở file đọc từ mới lên và nghe, song song với việc
xem chú giải của sách
–Sau khi nghe file xong, bạn gấp đôi quyển sách lại,
sau đó nhìn phần Tiếng Việt nói nghĩa tiếng Nhật và là ngược lại.
– Sau khi nhớ được cách đọc và ý nghĩa, bạn gấp sách
lại, nhớ lại những từ đã học, viết ra vở hoặc giấy nháp. Đánh dấu những từ chưa
nhớ lại và học lại.
–Bạn không học theo cách thủ công là viết đi
viết lại, vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Nếu cứ viết đi viết lại thì chỉ
nhớ được mặt chữ, khi nghe sẽ không hiểu và khi giao tiếp sẽ không sử dụng được.
Học chỉ bằng cách viết cũng không kích thích
não bộ trong việc sử dụng nhiều vùng trí não để ghi nhớ.
2.
Với ngữ pháp
– Đọc mẫu câu, phân tích các thành phần của các bộ
phận trong câu : Chủ ngữ, trợ từ, bổ ngữ, vị ngữ.
– Áp dụng các từ đã học và các từ mới vừa học, ghép
vào mẫu câu để thành câu có nghĩa.
– Viết một đoạn văn bằng tiếng Việt có nội dung gần
gũi, từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, liên quan đến các mẫu
câu đã học và có thể sử dụng được nhiều mẫu câu mới đang học. Dịch đoạn văn đó
sang tiếng Nhật.
Nên
sử dụng một số từ mới cho việc viết – dịch đoạn văn để mở rộng vốn từ mới và dễ
nhớ hơn.
– Cuối cùng là đọc lại đoạn văn vừa viết. Sau đó gấp
hết sách vở, tập nói đoạn văn vừa viết một cách trơn tru.
Với trình độ Sơ cấp thì chưa cần thuộc nhiều các
công thức câu, chủ yếu chỉ cần học thuộc mẫu câu để có thể sử dụng luôn
Thứ
tư. Làm bài tập áp dụng
Các bài tập trong sách giáo khoa rất dễ. Chỉ làm theo
ví dụ để nhớ ngữ pháp, từ mới.
Bạn cố gắng trong khi làm bài, viết tất cả những chữ
Kanji có trong bài. Bởi Kanji chỉ cần viết nhiều là nhớ.
Thứ
năm .Hãy ghi âm các câu, hội thoại và đoạn văn có trong sách
– Các bạn nên nghe đoạn đọc mẫu trước và tập nói ít
nhất 5 lần trước khi ghi âm.
Việc ghi âm lại giọng nói của mình sẽ giúp bạn có thể sửa được cách phát âm, tốc độ
đọc. Giúp bạn sẽ hiểu sâu nghĩa câu văn, đoạn văn hơn, và cũng giúp bạn nói tự
nhiên hơn.
Thứ
sáu . Làm thêm các bài tập Online
Các phần mềm học Online có những tính năng, giao diện
đặc biệt, phù hợp trong việc có khả năng giúp bạn phát huy tư duy và động não
linh hoạt.
Trên đây là cách học tiếng Nhật được đúc kết từ kinh
nghiệm của các bạn đã tự học tiếng Nhật và đã thành công. Sau khi làm hết tất cả
các bước này thì việc đạt được N3 trong 1 năm, hoặc N2 trong 2 năm là điều nằm
trong tầm tay bạn.
Bạn có thể tham khảo app học tiếng nhật : Học tiếng nhật với JBenkiyo
Bạn có thể tham khảo app học tiếng nhật : Học tiếng nhật với JBenkiyo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét